Cài laravel cho macbook

Nếu bạn sử dụng macbook và muốn tạo môi trường server cục bộ cho lập trình laravel thì có thể nói MAMP là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Nhưng để sử dụng được laravel trong MAMP thì bạn sẽ có chút bối rối khi lần đầu dùng macOS. Vì vậy hôm nay hanhtinhcongnghe.com chia sẽ cho bạn cách cài laravel cho macbook sử dụng MAMP.
Tải và cài đặt MAMP cho macbook
MAMP là phần mềm miễn phí dùng tạo môi trường server cục bộ cho bạn trên mac và cả windows. Bạn chỉ cần vài bước là có thể hoàn tất việc cài đặt MAMP.
Bạn vào trang https://www.mamp.info/ để tải MAMP về và cài đặt cho macbook của bạn.
Sau khi tải về thành công thì bạn nhấp chuột vào gói tin vừa tải về để tiến hành cài đăt MAMP.

Bấm Continue để tiếp tục và hoàn thành tất cả các bước cài đặt

Chương trình sẽ tiến hành ghi files vào trong MAC của bạn

Sau khi thấy thông báo như hình xuất hiện thì bạn có thể bấm close và sử dụng MAMP để thiết kế web bằng ngôn ngữ html hoặc PHP.
Để chạy MAMP thì bạn có thể vào trong launchpad và bấm vào biểu tượng con voi màu đen.

Bạn chọn webser là Apache hoặc Nginx và phiên bản PHP mà bạn mong muốn rồi bấm start để khởi tạo local server.

Ngoại ra bạn có thể vào mục Preferences để cấu hình port cũng như chỉnh sửa document root vào vị trí khác…
Cài đặt PHP để hỗ trợ cho việc cài laravel trên macbook
Xem cách cài php trên macbook để tiến hành cài đặt php.
Sau khi cài xong thì bạn sử dụng câu lệnh php -v để kiểm tra kết quả.
Tải và cài đặt composer
Laravel thì luôn luôn cần phải có composer vì vậy chúng ta cần phải cài composer thì mới có thể sử dụng laravel.
Bạn kiểm tra thử máy mình đã cài composer chưa bằng câu lệnh composer -v. Nếu chưa thì bạn tham khảo bài viết cài composer trên macOS
Cài đặt laravel cho macOS
Sau khi đã tiến hành các bước trên thì bạn đã có thể sử dụng laravel bằng cách copy source laravel của bạn vào thư mục htdocs và trên trình duyệt web bạn gõ localhost/ten-thu-muc-laravel-cua-ban.
Để làm dự án mới với laravel thì bạn chạy lệnh composer như bên dưới
composer create-project laravel/laravel myProject "8.0.*"
Như vậy là bạn đã có thể sử dụng laravel trên macbook một cách dễ dàng rồi.
lưu ý: mật khẩu và username cho database là root/root nếu bạn muốn biết chính xác thì vào httpd.conf kiểm tra.