Tìm hiểu về ổ cứng SSD

tìm hiểu ổ cứng ssd samsung
4.5/5 - (2 votes)

Ổ cứng SSD (solid-state drive) là dòng ổ cứng thế hệ mới thay thế cho dòng ổ cứng HDD. SSD sử dụng bộ nhớ flash giúp máy tính hoạt động nhanh hơn và tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu về ổ cứng SSD để xem cách chúng hoạt động thế nào.

Ổ cứng SSD là gì?

Trước đây chúng ta thường biết đến việc lưu trữ dữ liệu máy tính chủ yếu trên ổ cứng cơ học hay còn gọi là HDD. HDD bao gồm một mâm đĩa lưu dữ liệu và đầu đọc / ghi, chúng chuyển động và lặp đi lặp lại trong khi đọc cũng như lúc ghi dữ liệu. Dẫn đến việc ổ cứng là thành phần dễ hư hỏng nhất.

Chính vì lẽ đó mà những năm gần đây SSD bắt đầu dần thay thế cho ổ cứng HDD. Ổ cứng SSD sử dụng bộ điều khiển và chip nhớ flash để lưu trữ dữ liệu. Các tập tin được lưu trên một lưới (grid) các ô flash NAND. Mỗi lưới (hay còn gọi là khối) có thể lưu từ 256 KB đến 4 MB. Bộ điều khiển của SSD có địa chỉ chính xác của từng khối, nên khi máy tính yêu cầu, nó sẽ ngay lập tức truy xuất được. Không cần phải đợi đầu đọc tìm thông tin mà máy tính cần. Do đó nó giúp cải thiện đáng kể về tốc độ so với HDD. Đồng thời SSD cũng giải quyết được vấn đề liên quan đến nhiệt độ vầ điện năng tiêu thụ.

Ổ cứng SSD ra đời vào thời gian nào?

Những thử nghiệm đầu tiên với cộng nghệ giống SSD bắt đầu vào những năm 1950 và đến những năm 1970 và 1980, chúng mới được sử dụng trong các siêu máy tính. Tuy nhiên với việc dung lượng lưu trữ nhỏ (2MB-20MB) và mức giá đắt đỏ nên chúng chỉ được sử dụng hạn chế trong lĩnh vực quân sự và hàng không vũ trụ.

Vào đầu những năm 1990, những đổi mới về phần đã giúp giá thành của SSD giảm xuống. Tuy nhiên tuổi thọ và kích thước vẫn còn là vấn đề. Một ổ cúng SSD khi đó có tuổi tho khoảng 10 năm. Phải đến cuối những năm 2000, SSD mới bắt đầu trở nên tốt hơn và cũng dần trở nên phổ biến hơn nhờ vào khả năng sử dụng liên tục cũng như tốc độ nhanh hơn.

Các chuẩn ổ cứng SSD thường gặp

Cũng giống như HDD, SSD cũng có nhiều chuẩn giao tiếp khác nhau. Nên khi chọn mua ổ cứng SSD bạn cần phải chú ý đến cổng giao tiếp của nó để tránh không sử dụng được.

Chuẩn kết nối PCIe

Đây là chuẩn thường được sử dụng để kết nối card đồ hoạ, card mạng hoặc các card ngoại vi khác. Chuẩn này cung cấp cho bnaj băng thông cao, độ trễ thấp. Các ổ cứng SSD sử dụng chuẩn kết nối PCIe dựa trên tiêu chuẩn NVMe (Nonvolatile Memory Express), cung cấp đầu ra vào mỗi giây cao hơn và độ trễ thấp hơn so với SATA. NVMe có thông lượng lên đến 16GBits mỗi giây, nhờ có nhiều kênh song song chạy với tốc độ lên đến 4,000 MB mỗi giây.

ổ cứng ssd chuẩn pcie

Chuẩn kết nối mSATA III, SATA III

Chuẩn kết nối SATA (Serial Advanced Technology Attachment) có tốc độ 6 GBit/giây tương đương 600 MB mỗi giây. SATA đang dần bị NVME loại bỏ bởi tốc độ của nó, tuy nhiên với các máy tính xách tay cũ thì việc hỗ trợ SATA sẽ giúp ích rất nhiều để người dùng nâng cấp từ HDD lên SSD.

Ngoài kích thước 2.5 inch SSD còn có hai bản khác với kích thước 3.5 inch và 1.8 inch tuy nhiên nó ít được sử dụng.

ổ cứng ssd chuẩn sata

Ưu và nhược điểm của ổ cúng SSD

Ưu điểm

So với ổ cứng HDD thì ổ cứng SSD có khá nhiều ưu điểm

  • Giảm thời gian khởi động máy và mở ứng dụng
  • Khả năng chống sốc cao
  • Hoạt động ổn định
  • An toàn cho dữ liệu
  • Không phát ra tiếng ồn khi truy cập dữ liệu hoặc khởi động máy
  • Ít toả nhiệt và tiết kiệm điện hơn.

Nhược điểm

Giá thành của SSD tại thời điểm hiện tại vẫn còn khá cao. Với cùng một mức giá thì bạn có thể mua được ổ cứng HDD có dung lượng cao gấp đôi so với ổ cứng SSD.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ được bảo mật.